Tăng thêm doanh thu ngành POD dưới góc nhìn tâm lý. WHY NOT?

Hãy nhớ rằng, hành vi mua hàng của chúng ta hầu như đều dựa theo cảm giác. Để tạo ấn tượng với khách hàng, để thúc đẩy số sale trên store, đừng bỏ qua những mẹo bán hàng dựa trên tâm lý học dưới đây.

Cùng SenPrints tham khảo 9 thủ thuật tâm lý dưới đây để tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu cho POD store của mình!!

Sales Psychology

1.         EXPIRATION TIMERS

88% shopper nghiên cứu sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng. Họ so sánh các mặt hàng, đọc các bài review, và tìm kiếm các deal tốt hơn. Khi quá trình nghiên cứu bị kéo dài, khách hàng có thể mất hứng thú với sản phẩm của bạn. Để ngăn chặn điều này, bạn có thể tạo cảm giác khẩn cấp trên store của mình bằng cách công bố thời gian hết hạn giảm giá . Sự khẩn cấp đánh vào tâm lý bốc đồng của khách hàng, ngụ ý thuyết phục khách hành động, ra quyết định mua ngay. Công bố này có thể hiện thị dưới dạng bộ hẹn giờ đếm ngược thời gian hết hạn giảm giá, đặt ngay trang chủ, hoặc trực tiếp trên trang sản phẩm, hoặc hiển thị trong email quảng cáo, email abandoned cart,…

2.         LIMITED STOCK PRODUCTS

Hãy nhớ rằng, nỗi sợ mất mát lớn hơn nhiều so với mong muốn đạt được thứ gì đó. Bằng cách sử dụng thủ thuật ‘Limited Stock’, số lượng hàng trong kho còn giới hạn, chúng ta sẽ tạo ra cảm giác cấp bách thông qua sự khan hiếm. Một sản phẩm hấp dẫn cùng dòng chữ  ‘Only 2 items left’ sẽ dễ dàng đưa khách vào tình trạng FOMO – nỗi sợ bị bỏ lỡ, kích thích khách hàng chú ý vào sản phẩm hơn và ra quyết định mua nhanh chóng hơn.

Vì tính chất ngành POD chúng ta nên thực tế khi sản xuất sẽ ít gặp vấn đề về stock. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng chiến dịch LIMITED STOCK này, hãy đảm bảo những sản phẩm này thực sự LIMITED. Hãy tạo ra rule và giữ đúng rule mình đặt ra, xây dựng niềm tin vững chắc và sự phát triển lâu dài cho store và brand của mình!

3.         CROSS-SELLING

Nhiều sản phẩm trông sẽ tuyệt và thu hút hơn khi được kết hợp cùng nhau. Ví dụ như bộ đôi hoodie đi cặp với facemask, mug cùng square pillow, bộ đôi couple t-shirt, áo cho các thành viên trong gia đình, etc. Tuy nhiên, khách hàng thường sẽ không tự thấy được những món đồ tương đồng đó trên store với vô vàn sản phẩm của bạn. Hãy kích thích cross-sell trên store của mình bằng các ý tưởng ‘gói sản phẩm’. Tạo design tương đồng cho các sản phẩm khác nhau, add các sản phẩm trong gói vào cùng 1 camp để chúng hiển thị trên cùng 1 link sản phẩm, và sử dụng tính năng Bundle Discount để kích thích khách mua thêm hàng trong ‘gói sản phẩm’. Điều quan trọng là, bạn cần xác định được những sản phẩm nào có thể bổ sung cho nhau để đưa vào chung 1 gói sản phẩm. Bằng sự kết hợp này, bạn có thể giúp khách hàng mua hàng một cách khôn ngoan hơn, đồng thời, tăng AOV và interest cho store của mình.

4.         UPSELLING

Tương tự với Cross-selling, Upselling giúp bạn gia tăng AOV từ cùng 1 khách hàng. Khi khách hàng đã sẵn sàng mua 1 món đồ, chúng ta có thể offer họ 1 phiên bản tốt hơn, hoặc 1 tính năng bổ sung upgrade cho sản phẩm đó. Ví dụ, các sản phẩm trang sức message card mặc định sẽ đi cùng Standard Box, khi bật sẵn tính năng Luxury Box, nhiều khách hàng sẽ sẵn sàng chi thêm tiền cho Luxury Box để nâng cao giá trị món quà của mình.

5.         FREE SHIPPING

Trong một cuộc khảo sát gần đây về xu hướng shopping online ở US , 48% người được hỏi cho biết họ đã thêm các mặt hàng vào giỏ hàng để đủ điều kiện nhận giao hàng miễn phí và 44% cho biết họ đã chọn tùy chọn giao hàng chậm nhất vì nó miễn phí. Về cốt lõi, giao hàng miễn phí được thiết kế để điều hướng logic của khách hàng bằng cảm xúc và thôi thúc họ xem xét lại việc mua thêm các mặt hàng mà họ cảm thấy không cần thiết lắm.

Hãy nhớ rằng bạn không thực sự cung cấp giao hàng miễn phí, bạn đang điều chỉnh giá của mình để khiến khách hàng quan tâm hơn đến việc mua hàng. Và hãy cân nhắc kỹ xem nên sử dụng Free Shipping như một đặc quyền vĩnh viễn hay chỉ sử dụng nó cho các chương trình khuyến mãi. Áp dụng Free Shipping trong thời gian dài rất tốt cho việc giữ chân khách hàng và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu, trong khi chỉ áp dụng các chiến dịch ngắn hạn sẽ rất giúp ích cho việc thu hút khách hàng.

6.         UPFRONT POLICIES

Khi mua hàng online, khách hàng luôn có cái gọi là nỗi sợ rủi ro. Vì vậy, hãy đảm bảo các chính sách và chương trình khuyến mãi của cửa hàng bạn được thể hiện một cách đơn giản và rõ ràng, tăng sự tin tưởng bằng cách cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt. Đối với các mặt hàng như quần áo, đừng quên hiển thị size guide với các thông tin kích thước cụ thể. Chúng ta cũng cần có một Return Policy thật rõ ràng, thể hiện rõ store mình sẽ chấp nhận đổi trả hàng vì những lý do gì, với thời hạn và những điều kiện cụ thể.

7.         SOCIAL PROOF

72% online shopper tin tưởng vào review của người tiêu dùng online và họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn 31% cho brand/store có xếp hạng và đánh giá xuất sắc. Khi mọi người thấy rằng những khách hàng khác đã có trải nghiệm tốt, họ có xu hướng cho rằng họ cũng sẽ có trải nghiệm tốt tương tự ở brand/store đó ở một brand/store. Và để nhận được những review từ khách hàng, đơn giản là hãy hỏi họ. Hãy kêu gọi khách hàng review public hoặc  email khách xin review về trải nghiệm mua hàng cùng hình ảnh sản phẩm thực tế (tìm trên Fanpage SenPrints mẫu email hỏi xin feedback khách hàng nếu bạn cần nhé!).

8.         FEWER OPTIONS

Cho khách hàng nhiều sự lựa chọn thì tốt, nhưng cho khách hàng quá nhiều sự lựa chọn thì lại ngược lại. Đã có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này (thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, quần áo) đều cho kết quả tương tự. Khi có quá nhiều lựa chọn, mọi người có xu hướng bị tê liệt quyết định – hay còn gọi là Nghịch lý lựa chọn (Paradox of Choice). Vì vậy, khi tạo camp với các design của mình, hãy quyết đoán lựa chọn các design thu hút và phù hợp nhất và bám sát chúng.

9.         FASTER SHOPPING EXPERIENCE

Khách hàng thường thiếu kiên nhẫn và mong muốn trải nghiệm mua sắm của họ được liền mạch và dễ dàng. Có tới 40% người dùng rời bỏ trang web của bạn chỉ vì tốc độ load chậm. 69% abandoned cart xuất phát từ quy trình thanh toán…

Hãy ghi nhớ điều đó và tạo ra lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh. Tăng tốc độ load của online store nếu bạn muốn mọi người ở lại cửa hàng của mình. Đảm bảo khách hàng không cần qua bất kỳ bước registration phức tạp nào khi checkout. Khách hàng không muốn mất thời gian điền vào trang đăng ký. Nếu quá trình thanh toán mất quá nhiều thời gian, rất có thể họ sẽ bỏ cuộc.

Hi vọng những thủ thuật này sẽ giúp ích cho store của bạn. Bạn đã sử dụng bao nhiêu trong những thủ thuật trên cho cửa hàng của mình? Đừng ngại ngần share cùng Sen nếu bạn biết những mẹo hay ho nào khác nhé!

Source: Printful Custom Printing

Share This Article

Related Post

Tính năng mới của Senprints “Pers

Chắc hẳn nhiều anh em cũng đã từng biết đ...

Top 7 Niches Tiềm Năng Cho POD Jewelry

Điểm khởi đầu của việc tìm ý tưởng cho...

Email Marketing: Hướng dẫn tích hợp K

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để anh e...

Leave a Comment