[Casestudy] Hành Trình Chinh Phục Mốc $
Gửi đến các Ae thêm một casestudy đã win Min...
Cuộc thi 𝐌𝐢𝐧𝐢 𝐂𝐨𝐧𝐭𝐞𝐬𝐭 – 𝐒𝐇𝐀𝐑𝐄 𝐓𝐎 𝐖𝐈𝐍 khuyến khích các anh em seller tại Sen chia sẻ những kinh nghiệm thực chiến về cách tạo STRIPE hoặc PAYPAL, hỗ trợ cho các anh em muốn tạo Store Custom Domain Gắn Cổng Riêng tại SenPrints nhưng chưa biết cách tạo cổng.
Cuộc thi đã khép lại với 4 giải thưởng dành cho 4 bài chia sẻ đạt được nhiều quan tâm và tương tác nhất từ cộng đồng seller SenPrints.
Hãy cùng Sen tham khảo và lưu lại những kinh nghiệm thực chiến bổ ích này nhé!
Giải Ba: Bài Chia sẻ Tạo Stripe
Trước tiên mình xin giới thiệu sơ qua, mình là một seller hoạt động trong lĩnh vực POD, dropship khoảng tầm 4 năm, tất cả những kinh nghiệm hoặc những tips mình chia sẻ dưới đây đều là trải nghiệm thực tế của bản thân. Mình không làm dịch vụ reg stripe hay nhận verify gì cả nên những anh em nào có khúc mắc gì thì nếu mình biết mình sẽ chia sẻ thêm, và trong bài viết lần này chủ yếu mình chỉ chia sẻ những kinh nghiệm về cách sử dụng và cách bạn liên lạc với Stripe sao cho tài khoản của bạn có thể sống càng lâu càng tốt thôi. Còn cách reg acc mới thì gần đây mình cũng không làm nhiều nên không hiểu quá rõ về vấn đề này.
Theo mình được biết hiện nay, có 2 loại tài khoản Stripe đó là tài khoản doanh nghiệp và tài khoản cá nhân. Vậy 2 loại tài khoản này cơ bản khác nhau như thế nào
– Tài khoản cá nhân: Tạo bằng thông tin thật người dùng, tại những quốc gia mà Stripe hỗ trợ.
– Tài khoản doanh nghiệp: Taọ bằng thông tin doanh nghiệp của những quốc gia mà Stripe hỗ trợ. Tài khoản loại doanh nghiệp cần cả những giấy tờ chứng minh bạn là chủ doanh nghiệp đồng thời Stripe cũng yêu cầu cả giấy tờ cá nhân của bạn để xác minh. Và khi dùng tài khoản doanh nghiệp bạn có thể dễ dàng thêm người dùng và cấp quyền dưới dạng staff.
– Để xem được những quốc gia mà stripe hỗ trợ thì bạn có thể xem thông tin trực tiếp trên trang chủ của Stripe
Để có thể tạo được tài khoản Stripe thì bạn cần chuẩn bị những gì? Phần này mình sẽ gom chung cả 2 loại để tránh bài viết quá dài.
Đầu tiên thứ bạn cần chuẩn bị chắc chắn là email, một website thể hiện rõ thông tin về những sản phẩm bạn đang bán, 1 bộ doc thật (Ssn xịn có thể tra ra thông tin trên IRS nếu reg Stripe US) hoặc một bộ EIN nếu bạn muốn đăng ký Stripe doanh nghiệp, số tài khoản ngân hàng ở quốc gia đó (Bank PO, Pingpong,…)
Tùy vào mỗi quốc gia mà bạn muốn reg stripe họ sẽ yêu cầu những thông tin khác nhau. Với Stripe US: bạn cần hình ảnh để ver ID (ID card, passport, bằng lái), Số SSN có thể tra được trên hệ thống IRS và cả ảnh selfie (Hay ae còn gọi là ver Cam) đối với một số tài khoản. Vì thế mình khuyên anh em không nên tạo dạng này vì lý do đa số anh em đều đi mua SSN để reg acc sau đó trong quá trình sử dụng nếu gặp ver ID hay ver cam sẽ phải nhờ những bên dịch vụ thứ 3 và tỷ lệ ver thành công theo mình thấy trên thị trường hiện nay cũng không cao lắm. Kèm với đó, nếu ver không pass tỷ lệ account của anh em bị báo email refund all hoặc hold 90 days hay 120 days tùy nhân phẩm=> điều này rất dễ gây nản với những anh em vừa nhận vài đơn chưa có first payouts đã die acc lại phải đi tìm giải pháp payments khác.
Hiện tại mình vẫn đang sử dụng và tạo tài khoản Stripe doanh nghiệp. Để tạo được Stripe doanh nghiệp, anh em cần đăng ký EIN, vậy cái này kiếm ở đâu ra? Anh em có thể research những dịch vụ này trên fiverr (<50$) hoặc anh em có thể tham gia những group cộng đồng về Stripe để tìm những anh em làm dịch vụ này. Theo mình biết thì hiện nay có rất nhiều dịch vụ reg 1 acc stripe new doanh nghiệp với info chính chủ của anh em, up căn cước, chứng minh, bằng lái của chính anh em để ver chỉ tốn tầm 1-2tr vnđ.
Vậy tại sao dịch vụ reg acc cá nhân hay acc doanh nghiệp rất nhiều nhưng ae vẫn đau đầu với Stripe? Đó chính là do cách ae sử dụng Stripe như thế nào?
Với kinh nghiệm của mình, đối với một acc stripe mới, hệ thống của Stripe sẽ quét rất gắt và thường xuyên list acc của ae vào high risk business và close tài khoản của ae. Để tránh việc này thì ae cần cho lượng payments nhận vào vừa phải, và không nên liên tục trong 1 khoảng thời gian ngắn. (Ví dụ ae nhận ít tiền nhưng trong vòng 5 phút acc của ae nổ 3,4 đơn thì mình nghĩ tỷ lệ ăn email high risk là khá cao). Tất cả tài khoản Stripe đều có thời gian nhận first payouts là 7 ngày, nên khi sử dụng ae nên cân nhắc tuần đầu tiên đừng cho tiền vào quá 1k$.
Những điều mình vừa chia sẻ thì chắc hẳn khá nhiều ae đã biết rồi. Phần quan trọng nhất từ trải nghiệm của mình chính là: “Khi sử dụng và cần hỗ trợ, hãy liên lạc với Stripe trong mối quan hệ của 2 đối tác cùng hợp tác win-win, đừng chỉ tìm đến họ khi tài khoản của bạn có vấn đề hoặc đừng nghĩ chúng ta là khách hàng và bộ phận hỗ trợ của họ phải có nhiệm vụ support hết mình”.
Tại sao mình lại nói như vậy? Vì trong quá trình trải nghiệm và nuôi acc Stripe của mình luôn luôn liên lạc, thông báo và yêu cầu sự trợ giúp từ họ.
– Mình chuẩn bị vít camp -> khả năng revenue sẽ tăng nhiều so với bình thường -> chat support và nêu vấn đề và đê xuất được nhận lời khuyên từ họ.
– Chuyển qua bán loại sản phẩm khác (digital thay vì physical, AOV thay đổi, …) -> chat support để hỏi xem có ảnh hưởng hay không
– Lâu lâu có 1 payment bị list vào high risk, đang được đặt ở chế độ review -> giả ngu như là newbie chưa biết gì, chat hoặc email support để hỏi tôi nên giải quyết vấn đề này như thế nào blah blah
– Khi tài khoản phát sinh dispute đầu tiên -> vẫn tiếp tục giả ngu đi liên lạc tìm kiếm sự hỗ trợ
– Khi tài khoản của bạn bị pause payouts, Stripe yêu cầu bạn cung cấp giấy tờ cần thiết -> chat hoặc email cho support hỏi rõ mình chính xác cần làm những gì -> nếu bạn chưa thể tự làm hoặc tìm dịch vụ làm ngay lúc đó -> thông báo rõ ràng với Stripe là bạn đang bận công việc hay cần chuẩn bị gì đó -> bạn sẽ làm theo những yêu cầu của họ sớm nhất có thể (cho dù với mỗi email yêu cầu bạn làm gì, Stripe đều có ghi rõ thời hạn, nhưng với mình, cứ thông báo cho họ trước là 1 ngày hay 2 ngày nữa mình chuẩn bị xong mình sẽ nộp sẽ oke hơn là cứ im lặng làm xong làm fail, thà mình hỏi rồi mà fail thì mình hỏi tiếp, tìm thêm cách, năn nỉ cách kiểu nó dễ hơn)
– Khi bạn quá xui, tự dung bị close tài khoản, rf all, hold 90days hay 120days -> Lúc này bạn chỉ có thể email vì tài khoản của bạn không thể chat được nữa -> Hãy email cho Stripe thông báo về tình hình của bạn và hỏi họ có cách nào để giúp họ review lại account của mình không. Thường thì họ sẽ báo bạn ver card xong sau đó báo die tiếp
Trường hợp này thì mình thường không ver card luôn mà mình đi email năn nỉ, và mình chuẩn bị hết những tracking mình đã có (càng chi tiết càng tốt) đối với những payments đang còn bị hold trong tài khoản đó. Mình email cho họ than nghèo, kể khổ, nói rằng mình đã phải chi trả tiền ads, tiền hàng, và hầu hết những payments bị hold trong acc, mình đã ship hàng đi hết rồi. (Khúc này thì còn tùy vào nhân phẩm, ai là người sẽ đọc email và phản hồi email của bạn, theo kinh nghiệm dùng Stripe US của mình thì gặp cái anh tên Freya gì đấy là acc bạn vẫn die thôi
– Đối với những stripe sử dụng được một thời gian (Nói chung là ổn định, nhưng tỷ lệ dispute trên 1%) -> Stripe thường sẽ email báo rằng tỷ lệ dispute của bạn cao hơn mặt bằng chung -> họ quyết định sẽ hold 10-25% rev của bạn trong 1-3 tháng gì đó để xem tình hình accounts của bạn có tiến triển tốt không rồi sẽ thông báo tiếp -> với trường hợp này, nếu tỷ lệ dispute của bạn tiếp tục tăng và ko kiểm soát nổi -> rất dễ die acc. Khi nhận được email này bạn cũng vẫn nên bình tĩnh, email lại họ với nội dung dạng như: Ừ tao biết điều này mày làm là đúng và nên làm để tránh rủi rõ cho doanh nghiệp của m. T cũng sẽ cố gắng hết sức để giảm tỷ lệ dispute xuống, vì mỗi dispute xảy ra sẽ khiến cả 2 thằng mất tiền và mất uy tín. Vậy nhe, tao sẽ làm hết sức để có thể hợp tác lâu dài với mày và cả 2 thằng cùng giàu hehe.
Điều chủ yếu mình muốn nói là khi sử dụng Stripe, ae càng liên lạc với đội ngũ hỗ trợ nhiều, càng thể hiện rằng ae nghiêm túc với business của mình, luôn willing tìm ra cách giải quyết vấn đề, thì tài khoản của ae càng trust. Mình đã từng cứu được những accounts bị báo rf all hoặc hold 90days, 120days active trở lại bằng những tips trên. Chúc ae may mắn, bài viết chỉ dựa vào những kinh nghiệm thực tế mình đã trải qua thôi, còn quá nhiều vấn đề mà mình chưa gặp phải nên mình mong nếu có ae nào trải qua những vấn đề khác với Stripe nữa thì có thể cmt để mình update thêm kiến thức. Mình không phải dân chuyên reg hay ver các kiểu nên ae có hỏi gì mình biết thì sẽ chia sẻ thôi nha. Gửi ae 1 cái email mình từng dùng để cứu acc của mình
Dear Stripe team,
Standing in the position of a business person in the fashion industry, I understand that displeasing customers greatly affects the development of the business. Moreover, in the position of an online seller, I understand the importance of the online payment process and customer care services. However, you know that once you’ve accepted to work in service industries like this, it’s very difficult to do everything perfectly. I dare say that no business can satisfy their customers 100%. Therefore, the occurrence of disputes or quarrels with customers is absolutely inevitable. In the process of experiencing the services of Stripe for the past time, I felt that everything was working very well until I encountered the first dispute. However, after that incident, I immediately contacted my customer to get everything settled as I mentioned in my last live chat with your support team. As a business person, I understand that the most important thing for partners is to bring profits to each other. That’s why I hope you can review and rate my account clearly to understand the benefits we are bringing to each other. In the worst case scenario, if you think that the state of my company’s business is not consistent with Stripe’s policies and may affect Stripe’s benefits. I hope you would give me a more specific message so that I can choose between committing to the business with Stripe or looking for a payment provider that is a better fit for me.
*** Anh em nào tiếng anh không tốt thì anh em có thể soạn email bằng tiếng việt một cách lịch sự nhất có thể (Giống kiểu anh em đang nói chuyện với đối tác làm việc) sau đó sử dụng google dịch rồi đi fix lỗi chính tả lại thôi
Source: Seller Pham The Vinh – Group SenPrints