Khởi nghiệp cùng POD
Print-On-Demand là một mô hình khởi nghiệp tin...
UGC là viết tắt của cụm từ User Generated Content, nghĩa là nội dung do người dùng tạo ra. Đó có thể là hình ảnh, text, đánh giá… Với xu hướng kinh doanh tiếp thị đa kênh như hiện nay, vai trò của UGC quan trọng là điều không phủ nhận.
Vậy, làm thế nào để thực hiện hiệu quả UGC và áp dụng thế nào cho việc kinh doanh đa kênh?
Có 3 cách chính để tạo UGC
Để UGC thực sự hiệu quả, nó cần được làm nổi bật liên tục: Webiste, các kênh social media của brand và trong các email camps. Mình càng chia sẻ nhiều, càng có nhiều khách hàng chia sẻ, thì các công cụ UGC của brand càng hiệu quả.
Nếu đã có trước 1 số đánh giá từ khách hàng hiện tại, thì các đánh giá này là những UGC đầu tiên.
Vậy đặt ở đâu trên các kênh social media ?
Nếu trang đã có sẵn 1 số feedback của khách hàng, hãy đảm bảo hiển thị và nổi bật trên page của mình. Nếu chưa bật tab review trên page, hãy vào Page Settings và chọn Edit Page
Chọn Add a tab. Chọn ON cho SHOW REVIEW
Có thể copy url review để gửi khách hàng trực tiếp nếu nhận được sự đồng ý từ khách hàng
Tip : Bật tính năng bình luận của khách trên trang để khuyến khích những người theo dõi page đăng nhận xét, câu hỏi và ảnh của họ về các sản phẩm đã nhận trên tường trang bằng cách gắn thẻ tag trang của mình
Có nhiều tools hiện nay đang hỗ trợ gửi yêu cầu về feedback/reviews đến khách hàng như Loox, Judge.me và Yotpo Nếu muốn focus vào UGC, các công cụ này thực sự hiệu quả.
Tip: Hãy luôn tích cực trả lời (thích hoặc bình luận) cho các feedback/reviews, ngay cả những đánh giá ‘tiêu cực’ sẽ khuyến khích nhiều người khác đánh giá hơn mà không cần nhắc nhở.
Đôi khi một số ae mới bắt đầu kinh doanh, có thể khó chịu và chưa thích nghi, sẽ rất muốn xóa các reviews đó, tuy nhiên về lâu dài đây không phải là giải pháp hiệu quả. Trả lời các feedback/reviews tiêu cực bằng lời xin lỗi hoặc giải pháp nếu có liên quan sẽ tăng ấn tượng về dịch vụ khách hàng. Chắc chắn, có những case mà các feedback/reviews tiêu cực chỉ là những thánh troll thậm chí không mua hàng của mình, họ có thể sử dụng từ ngữ không hay, trong những case đó, thường sẽ rep lịch sự và không cần thiết phải nhiệt tình tương tác quá nhiều với những thánh troll này.
Đôi khi hashtag của chính brand lại k thu hút bằng chính những hashtag mà brand lựa chọn khi làm các chiến dịch MKT.
Tip: Nên dùng những hashtag #…. cực kỳ thân thiện, tự nhiên và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Không ưu tiên chọn các hashtag đang là xu hướng top với sự cạnh tranh lớn, nên tìm các hashtag mức độ phổ biến tầm trung hoặc ít phổ biến hơn, từ đó focus vào các camps của brand mình và làm nó phổ biến hơn.
Các minigame/giveaway là một cách nhanh nhất để có thêm nhiều UGC, các brand lớn hay làm như Nike/ Puma/ Adidas/ Pepsi… hay làm. Khách hàng sẽ đăng 1 hình ảnh liên quan về nội dung yêu cầu từ chương trình, có khi là review kèm hashtag, có khi là hình khách và sp kèm hastag, có khi là hình sp kèm hashtag. Đây cũng là một hình thức MKT truyền miệng Word of Mouth rất hiệu quả. Một ná 2 nhạn là đây.
Nếu mới bắt đầu kinh doanh, việc tối ưu hóa các phương thức tiếp thị nhằm giảm chi phí là cần thiết. Email có thể hỗ trợ tốt điều đó, email trực tiếp đến khách hàng, đề cập mong muốn có những feedback/reviews từ họ, hầu hết khách hàng đều sẽ nhiệt tình hỗ trợ. Mình thấy đa số người nước ngoài khi đã mua hàng online thì đều biết sử dụng email tuyệt đối và thường xuyên.
Với cửa hàng lâu năm hơn, các email chăm sóc khách hàng của họ đa dạng như tặng code giảm 10%, 15%, 20% cho lần mua hàng tiếp theo cho bất kỳ feedback/reviews trên social media của brand.
Khi nói đến mức độ tương tác của khách hàng và UGC, Instagram dẫn đầu. Instagram với tính năng repost các UGC trực tiếp ngay giao diện chính của brand. Giúp khách hàng tiếp cận tuyệt đối và khả năng có thể ra sale rất tiềm năng.
Việc đánh giá website có thể tăng CTR kể cả với các lượt tìm kiếm organic và trả phí. Để hiển thị các xếp hạng đó của Google, đừng quên xác minh shop bằng cách xác minh doanh nghiệp trên Google . Và đừng quên tương tác với các feedback/reviews của Google bằng cách đánh dấu là “helpful” để cho khách hàng thấy mình đang đọc các bài đánh giá.